Monday, 29 December 2014

Mối quan hệ qua lại giữa tên miền và hosting?

Việc lựa chọn một tên miền có thể có một chút trở ngại khi các nhà đăng ký tên miền thường mời chào thêm nhiều dịch vụ chứ không chỉ là tên miền. Nhiều nhà đăng ký còn đưa ra cả dịch vụ hosting, vì vậy bài viết này sẽ giúp chúng ta hiểu về mối quan hệ giữa tên miền và hosting.

- Tên miền và hosting là hai sản phẩm dịch vụ hoàn toàn riêng rẽ, nhưng trong khi cố gắng bán cả hai thì các nhà đăng ký tên miền thường gây nhầm lẫn cho khách hàng. Khi bạn mua hosting cho website, về cơ bản bạn đang thuê một folder trên một máy tính (gọi là máy chủ Web) được kết nối với Internet. Bạn trả cho công ty phí hàng tháng hoặc hàng năm để duy trì các file website của bạn trên mạng và giữ chúng an toàn tránh khỏi các hacker hay những “kẻ xấu” trên mạng khác. Mặc dù về mặt kỹ thuật, bạn vẫn có thể tự lưu trữ một website, nhưng với chi phí khoảng 10 hoặc 20 USD/tháng thuê hosting thì đó là khoản chi tiêu hợp lý. Duy trì máy chủ web luôn họat động và ở tình trạng tốt là việc khá quan trọng, vì vậy hãy để nhiệm vụ này cho các chuyên gia, những người yêu thích kiểu công việc đó.
- Điều quan trọng là phải hiểu được mối quan hệ giữa các tên miền và hosting trang web. Về cơ bản, một tên miền trỏ đến một thư mục riêng biệt trên một máy chủ web cụ thể. Bạn có thể mua một tên miền mà không mua dịch vụ hosting. Nhiều người thường mua các tên miền khá lâu trước khi họ có thể tiến hành tạo lập một trang web. Còn ngay khi bạn nghĩ ra được một cái tên hay thì hãy chi 8 USD và chỉ mua tên miền đó, thế nên một số người khác không có được nó.
- Cho đến khi bạn tạo ra một trang web, tên miền sẽ trỏ đến một “trang được giữ chỗ”. Trang này được tạo lập bởi nhà đăng ký tên miền như một nơi giữ chỗ cho đến lúc bạn thuê hosting và đưa trang của bạn lên mạng. Trang được giữ chỗ này để cho những người khác biết rằng tên miền đó không có sẵn nữa. Sau khi bạn phát triển một trang, có được hosting, và đưa được các file của trang web đó vào trong thư mục của bạn lên máy chủ web thì bạn hãy chuyển tên miền của bạn trỏ vào trang này.
- Hãy nhớ rằng bạn cũng có thể trỏ nhiều tên miền vào cùng một trang web. Nếu bạn quyết định làm thế thì bạn không cần phải mua thêm hosting. Dưới đây là một số câu hỏi cần được đưa ra trước khi bạn mua thêm hosting.
- Bạn có muốn một trang web khác không? (Một trang khác hoàn toàn với những file khác). Ví dụ, 2 URL riêng biệt có 2 tên miền khác nhau, được đặt ở những folder khác nhau, và được thiết lập từ những file hoàn toàn không giống nhau.
- Bạn có muốn một tên miền khác trỏ đến trang mà bạn đang có không ? Ví dụ, bạn có thể có 2 URL trỏ đến một nơi. Trong trường hợp này, đó là một thư mục có một bộ các file trên máy chủ, nhưng 2 tên miền cùng trỏ đến nó.
- Nếu trả lời là có ở câu thứ 2, bạn không cần mua thêm một tài khoản hosting. Các file đều có sẵn trong thư mục này. Nói chung, công ty hosting của bạn sẽ không đòi bạn trả tiền để trỏ một tên miền khác tới cùng một trang. Vả lại họ cũng không quan tâm bạn trỏ bao nhiêu tên miền vào một website. Tuy nhiên, họ sẽ lưu ý nếu bạn có nhiều hơn một website và sẽ căn cứ vào đó để yêu cầu bạn trả tiền.

Có thể sử dụng tên miền tiếng Việt để phát triển thương hiệu

Theo các chuyên gia về tên miền, các cá nhân và tổ chức không nên tính chuyện mua tên miền của đối thủ nhằm mục đích cạnh tranh. Đồng thời, không nên quá lo lắng khi thương hiệu của mình bị mất tên miền quốc tế, mà có thể sử dụng tên miền tiếng Việt để phát triển thương hiệu của mình.

 
Các chuyên gia chia sẻ về cách đầu tư tên miền hiệu quả. Ảnh: A.T

Tại Gala Domainer 2015 do Công ty CP iNET tổ chức mới đây, trước câu hỏi của một nhà kinh doanh điện thoại di động về việc: “Có nên mua hết tên miền Internet của các đối thủ, trỏ nội dung các tên miền này về website bán hàng của mình để lấy hết lượng truy cập vào các website của đối thủ hay không?
Về vấn đề này, ông Bùi Hồng Điệp, nhà tư vấn về đầu tư tên miền cho rằng, không nên đầu tư kiểu này vì có nhiều rủi ro. Nếu mua tên miền của các nhãn hàng lớn (thường đăng ký bảo hộ thương hiệu rất kỹ) nên khi các hãng hàng này phát hiện ra có người đăng ký tên miền giống nhãn hiệu của họ đang đăng ký bảo hộ mà tiến hành khởi kiện để đòi lại thì nhà đầu tư rất dễ có khả năng bị mất tên miền. Thêm vào đó, đây là hành vi đầu tư tên miền để nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh nên rất khó thắng kiện ở tòa.
Tại Gala Domainer này, đại diện VTC Game chia sẻ, mỗi năm đơn vị này có thể ra tới hàng chục game mới và mỗi game cần đăng ký các tên miền để cập nhật nội dung game. Việc đăng ký tên miền .vn thì không gặp trở ngại gì nhưng hầu hết các game vấp phải một vấn đề là rất khó đăng ký tên miền quốc tế bởi đã có người đăng ký trước hết rồi. Vị đại diện này đặt câu hỏi, các nhà phát hành game có nên lo lắng khi mà game của mình phát triển mạnh rồi thì những người sở hữu tên miền quốc tế của game có thể “cướp mất” game của mình hay không? Và làm cách nào có thể lấy lại được tên miền quốc tế để tránh rắc rối xảy ra.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Trọng Thơ, Tổng giám đốc Công ty CP iNET cho rằng, việc bị mất tên miền quốc tế là một thực tế đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam và không ai có thể giúp được các doanh nghiệp xử lý vấn đề này. Bởi nguyên tắc sở hữu tên miền là ai đăng ký trước sẽ được sở hữu.
Tuy nhiên, ông Thơ cũng chia sẻ, các doanh nghiệp không nên quá lo lắng khi bị mất tên miền quốc tế mà cứ yên tâm kinh doanh và phát triển dịch vụ bằng tên miền tiếng Việt. Các doanh nghiệp chỉ cần chăm lo xây dựng nội dung của doanh nghiệp trên web có tên miền tiếng Việt, lo cung cấp sản phẩm tốt thì không ai có thể dùng tên miền quốc tế để làm ảnh hưởng đến dịch vụ của mình được.
Cũng theo ông Thơ, hiện nay ở Việt Nam cơ hội kinh doanh cho các nhà đầu tư tên miền còn rất lớn. Hiện mới chỉ có hơn 1 triệu tên miền tiếng Việt được đăng ký. Tương lai của tên miền sẽ phát triển nhiều như số lượng thuê bao di động do đó, mỗi cá nhân cần sở hữu ngay những tên miền dành cho mình và đưa vào sử dụng càng sớm càng tốt.
Cũng theo ông Thơ, muốn tham gia vào lĩnh vực đầu tư tên miền, trước hết phải tìm hiểu kỹ lưỡng về thị trường nội dung số và thương mại điện tử, để có thể nắm bắt được phần nào xu hướng thị trường. Sau đó hãy tập luyện dần dần: mua một số tên miền, xây dựng nó, tăng traffic cho nó và thử mua bán một vài lần để tích lũy kinh nghiệm thực tế. Ban đầu có thể khởi điểm ở mức 10-20 tên miền rồi phát triển dần lên.
Ngoài ra, có một cách nhanh hơn là nhà đầu cơ đi cùng và học hỏi những người đi trước như thế sẽ rút ngắn được rất nhiều thời gian và nhanh chóng tiếp thu được nhiều bài học quý báu, đồng thời tránh được rất nhiều rủi ro.

Để tránh những rủi ro khi đầu tư tên miền, mọi giao dịch mua bán nên được tiến hành qua các sàn giao dịch tên miền. Sắp tới. iNet sẽ cho ra mắt sàn giao dịch tên miền hàng đầu do chính iNET trực tiếp làm bên trung gian. Website santenmien.inet.vn giúp kết nối các khách hàng tiềm năng với những người sở hữu tên miền. Qua đó sẽ giúp người sở hữu tên miền dễ dàng bán đi sản phẩm của mình và người có nhu cầu nhanh chóng tìm kiếm được tên miền mình cần; rút ngắn thời gian tìm kiếm khách hàng và giảm thiểu nguy cơ lừa đảo khi giao dịch tên miền.
Theo ictnews.vn

Wednesday, 24 December 2014

6 TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ TÊN MIỀN TRƯỚC KHI ĐÀM PHÁN MUA LẠI


Mua lại tên miền để sử dụng là phương án đầu tiên cần phải nghĩ đến, nếu tên miền mà bạn muốn mua đang thuộc quyền sở hữu của người khác.
Trước khi đàm phán mua lại tên miền, bạn cần hiểu rõ về tên miền đó. Có thể đánh giá tổng quát dựa vào 6 tiêu chí sau:
1. Kiểm tra xem tên miền có đăng gặp rắc rối với Google hay không?
- Kiểm tra website có được Google Index không
- Kiểm tra tên miền có bị Sanbox hay Penalty không
- Kiểm tra trang thái quá khứ của website có tốt hay không
- Kiểm tra xu hướng bất thường, có lợi cho tương lai hay không
- Kiểm tra tên miền có bị liêt vào danh sách Black List của Google Adsense hay không.
Tham khảo bài hướng dẫn chi tiết tại đây: THẬN TRỌNG KHI MUA TÊNMIỀN ĐỂ PARKING DOMAIN
Nếu tên miền đang tốt thì mới tiếp tục sang bước tiếp theo:
2. Xác định tên miền cần mua thuộc loại nào.
- Tên miền thương hiệu: Bản thân các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam đã phải chi tiền tỷ để mua lại tên miền thương hiệu. Như vậy có nghĩa là tên miền thương hiệu như một sự lựa chọn bắt buộc của những doanh nghiệp lớn, phải mua lại để bảo vệ thương hiệu trên internet. Tên miền thương hiệu sẽ là tên miền có giá cao khi chuyển nhượng.
- Tên miền từ khóa hot: là tên miền chứa từ khóa được tìm kiếm nhiều, cạnh tranh cao.
- Tên miền theo ý tưởng dự án, kinh doanh
3. Tuổi đời của tên miền
Để đánh giá đúng tiêu chí này, bạn cần xác định rõ ngày tên miền được đưa vào sử dụng, ngày Google index lần đầu tiên. Tránh nhầm lẫn với ngày đăng ký tên miền. Tuổi đời càng cao, tên miền càng có giá trị.
4. Page rank
Pagerank là một tiêu chí rất đặc biệt được đánh giá  bởi Google để xếp hạng tầm quan trọng của một trang web hoặc một website. Nó là một trong những động lực chính của SEO và cũng là một yếu tố rất quan trọng để phân tích giá trị tổng thể của một trang web. Với những tên miền có PR cao được đánh giá cao hơn và sẽ đắt giá hơn.
PR có trọng số từ 0-10 bạn có thể check tại: http://www.seomastering.com/fake-pagerank-checker.php
5. DA (Domain Authority)
Như chính cái tên của nó Domain Authority là 1 chỉ số của Tên miền nó giống như Google Pagerank hay AlexaRank, DA được phân tích tổng hợp từ Alexarank, Pagarank và  Backlinks. Nói một cách khác nếu domain có chỉ số DA cao có nghĩa là cũng có Pagarank, Alexarank hay Backlink cao.
Chỉ số DA có thang điểm từ 0 - 100
- DA từ 20-30 là bình thường
- 40-70 là những  tên miền/website có lượng truy cập lớn và phát triển mạnh mẽ, alexa dưới 1 triệu
- Còn từ 70-100 thì phải là những cộng đồng lớn, những domain/ site mạnh ở nội dung và index google lớn hơn 1 triệu. Thuộc top site alexa 10.000.
Để check DA bạn có thể sử dụng 2 website sau :
- http://moonsy.com/domain_authority
- http://www.opensiteexplorer.org
6. Định giá tên miền
Sau khi đã đánh giá về tên miền, bạn cũng rất khó để đưa ra cái giá cho tên miền đó. Bởi lẽ, hiện nay vẫn chưa có công cụ nào định giá tên miền một cách rõ ràng chính xác.
Cũng có một số công cụ định giá tên miền dựa phân tích kỹ thuật về các thông số của tên miền (Traffic, Index, Backlink, Google Pagerank, Alexa Rank, ) để bạn tham khảo như:
- http://value.site4vn.com
- http://www.siteprice.org
Với những tên miền theo từ khóa, thì việc định giá cũng dễ dàng hơn so với tên miền thương hiệu. Chúng ta phân tích cơ bản, kết hợp kinh nghiệm cộng với một vài kỹ thuật phân tích nhu cầu, xu hướng của thị trường trong tương lai về từ khóa đó--> từ đó có thể đưa ra một mức giá mà ta cho rằng là hợp lý là OK.
Còn với những tên miền theo bạn nó có giá trị lớn từ vài chục đến vài trăm triệu thì chúng ta có thể áp dụng chiến thuật là không ra giá trước, hãy chờ người bán ra giá và đàm phán để được giá tốt nhất. Và nên nhớ rằng cảm xúc của bạn lại là điểm yếu khi giao dịch, nó phụ thuộc vào nhu cầu bạn có thực sự muốn mua nó, có “yêu thích” nó.

Khi mua lại không thành công, bạn mới nên tính tới phương án khác là lựa chọn một tên miền thay thế.

THẬN TRỌNG KHI MUA TÊN MIỀN ĐỂ PARKING DOMAIN

Trước khi bạn có ý định mua tên miền dùng để parking, bạn nên Kiểm tra tên miền có bị liệt vào danh sách Black List hay không?


Hãy làm theo cách dưới đây:
Đầu tiên bạn hãy đăng nhập địa chỉ: 
https://api.bodis.com/domainclassification?domain=mfacebook.vn
 -> thay mfacebook.vn = domain của bạn.
Nếu kết quả trả về có dòng <bodisadvertisements>secondary</bodisadvertisements> là chứng tỏ Google Adsense đang liệt kê tên miền này vào danh sách BlackList.
Với những tên miền loại này thì khó có thể kiếm tiền được từ Parking domain, bởi vì Google Adsense không chấp nhận. Nguyên nhân có thể trước đây chủ sở hữu đã vi phạm chính sách của Google như Cheat, Autoclick, Tự lick nhiều lần, đổi Proxy ảo, IP...
Còn nếu kết quả trả về có dòng <bodisadvertisements>primary</bodisadvertisements>
thì chứng tỏ tên miền này đang tốt và bạn yên tâm kiếm tiền từ Parking domain tại các trang như Bodis, Sedo, Voodoo,...

Thursday, 18 December 2014

Khi chọn hosting bạn nên lưu ý những điều gì


Với một người chuyên nghiệp và rành về hosting thì việc lựa chọn là khá đơn giản. Tuy nhiên đối với những người mới sử dụng host và mua host lần đầu thì vấn đề này cần biết.
Sau đây mình chia sẻ cho bạn một số thông tin cần lưu ý trước khi chọn hosting
1) Bạn nên chọn những nhà cung cấp chuyên về các dịch vụ hosting hay VPS như VDO hiện tại chúng tôi đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong dịch vụ này.
2) Tránh các lời rao trên Facebook
Hiện tại việc mua bán qua facebook đã khá quen thộc với nhiều người nhưng bạn không nên tin vào một số tin rao vặt về dịch vụ host giá rẻ trừ trường hợp đó là các page trang face của các nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp.
Các nhà cung cấp có uy tín họ đều có đủ khả năng tạo ra các chiến dịch truyền thông cực tốt nên không cần phí thời gian rao vặt vảnh như thế.
3) Không mua của cá nhân
Dịch vụ host là một dịch vụ nhạy cảm vì nó ảnh hưởng đến việc kinh doanh, an toàn thông tin của bạn. Tốt nhất hãy gửi gắm các dữ liệu đó cho các công ty lớn vì có thể bạn sẽ cần hỗ trợ rát nhiều.
4) Lựa chọn datacenter phù hợp
Có rất nhiều nhà cung cấp host hiện nay hỗ trợ bạn tự chọn datacenter khi đăng ký. Nếu bạn biết cách chọn datacenter thì tốc độ sẽ nhanh được như ý muốn mà không cần dùng các datacenter trong nước.
Cụ thể, nếu họ cho phép thì hãy ưu tiên chọn các datacenter tại Châu Á như Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Việt Nam.
Còn nếu họ chỉ có các server tại Mỹ thì hãy ưu tiên theo thứ tự như:
Los Angeles, California, Seattle, Washington, San Jose, California, Santa Clara, California, Houston, Texas, Dallas, Texas,Atlanta, Georgia.
Một lưu ý nữa khi chọn các server tại Mỹ là họ cấm bạn upload các ấn phẩm số có vi phạm bản quyền như phần mềm, nhạc, phim.
Còn ở Châu Âu thì có thể chọn:
Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Hà Lan, Đức, Thụy Điển.
Vấn đề bản quyền ở Châu Âu thì dễ dãi hơn, đó là lý do tại sao các dịch vụ Torrent đều đặt máy chủ tại Châu Âu, trong đó bao gồm các trang nhạy cảm như Wikileak, Liveleak đều đặt tại Châu Âu.
5) Tìm kiếm thông tin trước khi mua
Trước khi đặt niềm tin vào họ thì tốt nhất bạn hãy lên mạng tìm kiếm các thông tin đánh giá từ những người sử dụng trước xem có tốt không để khỏi phải mất thời gian vô ích.
Đối với các host nước ngoài thì bạn sẽ dễ tìm đánh giá hơn, có một forum thảo luận về host rất nổi tiếng và uy tín tại nước ngoài đó là WebHostingTalk, bạn có thể vào đó tìm đánh giá.
6) Tìm hiểu chế độ hoàn tiền
Hầu hết các dịch vụ Shared Hosting, Managed Hosting đều có chế độ hoàn tiền ít nhất là 30 ngày, 7 ngày đối với VPS và đa phần là không hoàn tiền với Dedicated Server và Cloud Hosting.
Do đó nếu bạn đang chuẩn bị mua host ở nhà cung cấp nào đó thì hãy lên Google gõ “tên nhà cung cấp + refund” để tìm ra trang chứa thông tin liên quan đến hoàn tiền, còn nếu dùng dịch vụ ở Việt Nam thì tìm bằng tiếng Việt.

Nếu bạn cảm thấy sau khi mua mà không hài lòng hoặc không cần sử dụng thì gửi ticket yêu cầu hoàn tiền và họ sẽ tắt dịch vụ của bạn kèm theo hoàn trả lại số tiền.
Với những thông tin chia sẻ trên chúc các bạn có kỹ năng chọn lựa được hosting tốt nhất

Monday, 15 December 2014

Nên chọn tên miền thương hiệu hay tên miền từ khóa?

Tên miền từ khóa là gì và có giá trị ra sao?
Dễ dàng hiểu được nếu sở hữu một tên miền có chứa từ khóa thì đây là một điểm cộng cho quá trình SEO. Đó là lí do tại sao dân đầu cơ tên miền quốc tế và các chuyên gia SEO thường ưu tiên chọn mua tên miền chứa từ khóa
Ở Việt Nam cũng có nhiều công ty, cá nhân nắm bắt được xu thế này và nhanh chóng đăng kí nhiều tên miền có chứa từ khóa để bao vây dịch vụ hoặc bán lại khi được giá.
Giá trị của tên miền từ khóa ra sao? Lợi thế về độ nhận biết. Đúng vậy, tên miền gắn với dịch vụ mà khách hàng cần biết họ chỉ cần đọc 1 lần, truy cập một lần là nhớ mãi không phải “đào tạo” hoặc “ghi nhớ” khách hàng lần thứu 2. Có tên miền chứa từ khóa tức là bạn nỗ lực ít hơn, đầu tư nội dung ít hơn nhưng vẫn có thế nhanh chóng đứng số 01 từ khóa trùng tên miền (thời gian nhanh hay lâu phụ thuộc vào độ cạnh tranh của từ khóa), đặc biệt là ở những từ khóa mới xuất hiện (xu hướng, ngành mới) thì kết quả càng diễn ra nhanh chóng hơn. Điều này rất thuận lợi cho các mô hình xây dựng liên kết, website vệ tinh để bao phủ top 5-10 công cụ tìm kiếm như Google, Bing…
Nhược điểm của tên miền từ khóa
Không có điểm yếu –  nhưng vì không có điểm yếu nên người làm SEO cho tên miền này dễ chủ quan và dẫn đến kết quả không tốt như mong đợi. Nói cách khác điểm mạnh của tên miền từ khóa cũng có thể là điểm yếu của tên miền từ khóa.
Điểm yếu – Tên miền từ khóa dễ tiếp cận ở thời điểm đầu tiên nhưng nếu không thường xuyên truyền thông cho nó thì sẽ không tạo ra sự yêu mến và tin tưởng so với tên miền thương hiệu từ đó khả năng bán hàng thông qua tên miền từ khóa có thể thấp đi. Tên miền từ khóa nếu được gây dựng song song cùng với tên miền thương hiệu thì sẽ tạo ra hiệu ứng tốt cho cả hai tên miền

Câu hỏi đặt ra là: “Google có đánh giá cao tên miền thương hiệu khi xếp hạng không?” thì câu trả lời là đối với Google khi xếp hạng họ không quan tâm đến thương hiệu của website, mà chỉ quan tâm đến các yếu tố như Độ tin Cậy, Tác giả, Độ Tôn trọng, Thứ hạng trang, Chất lượng Bài Viết ….. Mà đối với điều này thì một tên miền thương hiệu sẽ có nhiều câu chuyện để nói hơn, nhiều sự tin tưởng hơn.
Như vậy về dài hạn, việc bạn chọn tên miền loại nào không quan trọng bằng việc bạn đầu tư công sức cho nó ra sao, làm SEO thế nào, phát triển nội dung ra sao, tiếp cận khách hàng thế nào….…
Nhìn về khía cạnh đầu tư tên miền / đầu cơ tên miền thì dĩ nhiên là nếu bạn tìm được tên miền nào có chứa từ khóa đúng với tên thị trường ngách, thị trường, sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn thì bạn nên đăng ký tên miền ngay, không chỉ .com mà còn bao phủ các đuôi tên miền khác nữa (net/info/org/vn/com.vn…). Nếu bạn chần chờ thì đối thủ của bạn cũng sẽ mua mất, và biết đâu họ phát triển mạnh thì bạn bạn sẽ mất công SEO và PR nhiều hơn.
Trong trường hợp bạn không tìm được tên miền từ khóa như mong muốn thì bạn cũng không nên lo lắng quá, bởi vì theo các chuyên gia về thương hiệu thì tên miền thương hiệu, dù đôi lúc khó nhớ như Google, Yahoo vẫn được người dùng tin cậy và yêu mến rõ rệt hơn là tên miền từ khóa
Nhận định về việc lựa chọn tên miền từ khóa hay thương hiệu:
Nếu buộc phải chọn lựa giữa đầu tư chỉ 01 tên miền thương hiệu và 10 tên miền từ khóa, tôi sẽ dốc toàn lực vào 01 tên miền để biến nó thành thương hiệu yêu mến. Vì đôi khi giá trị thương hiệu cao gấp vài chục hoặc vài trăm lần so với tên miền hay công ty sở hữu.
Nhưng nếu có thể lựa chọn cả hai, dĩ nhiên tôi sẽ chọn cả hai, nhưng cũng sẽ ưu tiên cho tên miền thương hiệu hơn. Các tên miền từ khóa sẽ đóng vai trò website vệ tinh, website hỗ trợ bán hàng, website niche.

Dù lựa chọn tên miền nào đi chăng nữa thì ưu tiên hàng đầu vẫn là phát triển nội dung hữu ích & mang lại giá trị gia tăng cho người dùng từ đó bạn sẽ có cơ hội bán hàng tốt hơn, thương hiệu của bạn sẽ trở lên uy tín hơn và việc marketing truyền miệng sẽ tạo ra doanh số bất ngờ.
>>> Tham khảo: