Friday 28 November 2014

Sự khác nhau giữa các tên miền com, net, org?


Không có quy định bắt buộc đối với tên miền quốc tế khi sử dụng .com, .net, . org. Thông thường các tên miền .com được dùng cho doanh nghiệp và các tổ chức thương mại. Tên miền .net được dùng cho các công ty cung cấp dich vụ internet. Tên miền .org được dùng cho cơ quan chính phủ và các tổ chức phi lợi nhuận
Đối với tên miền quốc gia, tùy theo mô hình tổ chức và nhu cầu của doanh nghiệp hoặc cá nhân, bạn sẽ được cấp tên miền theo các dạng sau:
.COM.VN, .BIZ.VN: Dành cho tổ chức,doanh nghiệp, cá nhân họat động thương mại.
.EDU.VN: Dành cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động liên quan tới giáo dục, đào tạo.
.GOV.VN: Dành cho các cơ quan, tổ chức thuộc bộ máy nhà nước ở trung ương và địa phương.
.NET.VN: Dành cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện chức năng về mạng nói chung.
.ORG.VN: Dành cho các tổ chức chính trị, xã hội và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động liên quan đến lĩnh vực chính trị, xã hội.
.INT.VN: Dành cho các tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
.AC.VN: Dành cho các tổ chức nghiên cứu và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động liên quan tới lĩnh vực nghiên cứu.
.PRO.VN: Dành cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong những lĩnh vực có tính chuyên ngành cao.
.INFO.VN: Dành cho các tổ chức cung cấp các nguồn dữ liệu thông tin về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan tới lĩnh vực cung cấp các nguồn dữ liệu thông tin và thông tin cá nhân
.HEALTH.VN: Dành cho các tổ chức y tế, dược phẩm và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động liên quan tới lĩnh vực y tế, dược phẩm.
.NAME.VN: Dành cho tên riêng của cá nhân tham gia hoạt động Internet
Bạn có thế tham khảo đơn vị cung cấp tên miền giá rẻ, đẹp, chất lượng tại VDO

Monday 24 November 2014

Tên miền .com: Khoản đầu tư đáng giá cho doanh nghiệp

Ngày 21/11, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam vừa tổ chức hội thảo “Xây dựng, phát triển thương hiệu và bảo hộ sở hữu trí tuệ trong thương mại quốc quốc tế: Xu hướng và giải pháp”. Hội thảo do Tập đoàn Verisign tài trợ.
Tại hội thảo, nhiều chuyên gia đã nhấn mạnh vào lợi ích của việc sở hữu một tên miền phù hợp với nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp. Hiện có rất nhiều sự lựa chọn về tên miền nhưng .com vẫn là một trong những tên miền tiêu chuẩn nhất được công nhận trong nhận diện thương hiệu trực tuyến của các doanh nghiệp, với 114,9 triệu tên miền đã được đăng ký trên toàn thế giới tính đến hết Q3/2014.

Ông Huỳnh Việt Phương, Giám đốc điều hành Công ty TNHH P.A Việt Nam, chia sẻ: “Được quản lý bởi Tập đoàn Verisign, với sự hỗ trợ của các chuyên gia đầu ngành, tên miền .com đem đến cho khách hàng tính sẵn có, mức độ tin cậy và ổn định cao”. Với khả năng vận hành ổn định tuyệt đối trong hơn 15 năm, .com là tên miền được nhiều chuyên gia quốc tế khuyên dùng.
Theo Người lao động
Xem tin: 

Sunday 23 November 2014

Dịch vụ hosting của đơn vị nào tốt?

Hiện nay không chỉ riêng thị trường quốc tế mà thị trường trong nước cũng đã có nhiều nhà cung cấp các dịch vụ hosting như PA, PSG, FPT.... Và mới đây là sự xuất hiện của VDO. Mặc dù ra đời sau nhưng dịch vụ hosting của VDO không hề thua kém mà thậm trí còn vượt trội hơn. 
Thực tế đã chứng minh điều này, với chi phí hợp lý cùng với đó là sự chăm sóc nhiệt tình của nhân viên đã tạo nên một VDO vững mạnh, ngày càng có nhiều hợp đồng được ký chính điều này đã chứng tỏ rằng VDO đã và đang nhận được sự ưu ái của khách hàng nhờ vào một dịch vụ hoàn hảo, một dịch vụ tốt nhất từ trước tới giớ và hơn thế nữa là mức giá rất hợp lý, rất phù hợp trong thời buổi kinh tế hiện nay. 
Với cơ sở vật chất hiện đại và hoạt động rất ổn định chắc chắn sẽ mang lại cho quý khách hàng dịch vụ hosting hoàn hảo nhất. Không những thế, chúng tôi còn hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng gửi tới hoặc gọi điện trực tiếp tới đường dây tư vấn kỹ thuật của chúng tôi. Bên cạnh dịch vụ về hosting chúng tôi còn cung cấp dịch vụ đăng ký tên miền giá rẻ, tên miền quốc tế và tên miền Việt Nam. 
Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ bạn có thể tham khảo bảng giá hosting và domain của VDO tại đây!
Cảm ơn các bạn đã quan tâm.
Chúc bạn một ngày làm việc vui vẻ.

Wednesday 19 November 2014

Cách đọc thông tin tên miền như thế nào?

Đây là bài viết về những kỹ năng cơ bản để đọc và hiểu được thông tin tên miền. Mặc dù hiện giờ việc sở hữu tên miền rất dễ dàng nhưng không có nhiều người thực sự hiểu được thông tin về tên miền. Điều này rất quan trọng vì thông tin tên miền không đúng, người chủ sở hữu có thể bị mất tên miền.
Có nhiều website để kiểm tra thông tin tên miền, tuy nhiên, tôi khuyên bạn nên sử dụng dịch vụ củawhois.domaintools.com hoặc who.is vì các lý do sau:
  • Miễn phí.
  • An toàn không sợ bị theo dõi và chiếm đoạt “ý tưởng” – một việc xảy ra rất thường xuyên đối với các website khác.
  • Đầy đủ thông tin cần biết.
Trong bài này, tôi dùng dịch vụ của DomainTools.com làm ví dụ: các bạn cần lưu ý một số thông tin bên dưới
  • Registry Data: dữ liệu của cơ quan đăng ký tên miền (đây là dữ liệu quan trọng nhất)
  • Registrar Data (là phần Whois Record ở dưới): dữ liệu của nhà đăng ký tên miền. Nếu thông tin ở đây (ngày hết hạn…) không trùng với cơ quan đăng ký tên miền, hãy lập tức liên hệ nơi đăng ký tên miền để khiếu nại.
  • ICANN Registrar: nhà đăng ký tên miền được ICANN chứng nhận. (không phải tên các nhà đăng ký tên miền trung gian).
  • Registrar status: ngoại trừ bạn chủ động mở khóa để chuyển tên miền đi nơi khác, trạng thái tên miền lúc nào cũng nên khóa hoặc bị cấm (Locked hoặc Prohibited).
  • Registrant: tên của cá nhân hoặc công ty sở hữu tên miền. Nếu thông tin ở đây không phải của bạn, hãy lập tức liên hệ nơi đăng ký tên miền để khiếu nại.
  • Administrative: thông tin người quản trị tên miền, nếu là cá nhân thì nó sẽ trùng với thông tin ở Registrant. Nếu thông tin ở đây không phải của bạn, hãy lập tức liên hệ nơi đăng ký tên miền để khiếu nại.
Cảnh báo: có rất nhiều nhà đăng ký tên miền trung gian không để đúng thông tin tên miền của chủ sở hữu tên miền, việc này có thể làm cho chủ sở hữu tên miền bị mất tên miền!
Dưới đây là ví dụ về thông tin tên miền:
Website Title:Tên Miền – Tin tức, Thảo luận Tên Miền & Nhà Đăng Ký Tên Miền Việt Nam, Quốc Tế
Title Relevancy92%
Meta Description:Tin tức, thảo luận về tên miền & nhà đăng ký tên miền và những lĩnh vực, sự kiện liên quan đến tên miền Việt Nam, quốc tế.
Relevancy:83% relevant.
Meta Keywords:tên miền, tin tên miền, thảo luận tên miền, nhà đăng ký, tên miền việt nam, tên miền quốc tế, mua tên miền, bán tên miền, domain, domain name, domain names
Relevancy:81% relevant
SEO Score:92%
Terms:1610 (Unique: 582, Linked: 680)
Images:8 (Alt tags missing: 1)
Links:133   (Internal: 123, Outbound: 10)
AboutUs:Wiki article on Ten-mien.com

Indexed Data

Alexa Trend/Rank:#4,953,925: Down 735,846 ranks over the last three months.

Registry Data

ICANN Registrar:GODADDY.COM, INC.
Created:2009-05-24
Expires:2010-05-24
Updated:2009-05-24
Registrar Status:clientDeleteProhibited
Registrar Status:clientRenewProhibited
Registrar Status:clientTransferProhibited
Registrar Status:clientUpdateProhibited
Name Server:NS1.HOSTMONSTER.COM (has 553,417 domains)
Name Server:NS2.HOSTMONSTER.COM (has 553,417 domains)
Whois Server:whois.godaddy.com

Server Data

Server Type:Apache/2.2.11 (Unix) mod_ssl/2.2.11 OpenSSL/0.9.8i DAV/2 mod_auth_passthrough/2.1 mod_bwlimited/1.4 FrontPage/5.0.2.2635
IP Address:74.220.207.140 Whois | Reverse-IP | Ping | DNS Lookup | Traceroute
IP Location- Utah – Orem – Bluehost Inc
Response Code:200
SSL Cert:host140.hostmonster.com expires in 2976 days.
Domain Status:Registered And Active Website

DomainTools Exclusive

Registrant Search:“Tên chủ sở hữu tên miền” owns about … other domains
Email Search:is associated with about … domains
Registrar History:3 registrars with 2 drops.
NS History:8 changes on 6 unique name servers over 4 years.
IP History:46 changes on 15 unique name servers over 5 years.
Whois History:28 records have been archived since 2006-07-05.
Reverse IP:1,279 other sites hosted on this server.
Monitor Domain:Set Free Alerts on ten-mien.com
Free Tool:Download DomainTools for Windows

Whois Record

Registrant:
Tên chủ sở hữu tên miền
1234 ABC Ave
Toronto, Ontario A9A9A9
Canada
Domain Name: TEN-MIEN.COM
Created on: 24-May-09
Expires on: 24-May-10
Last Updated on: 24-May-09
Administrative Contact:
Tên chủ sở hữu tên miền
1234 ABC Ave
Toronto, Ontario A9A9A9
Canada
+1.234567890      Fax —
Technical Contact:
Tên chủ sở hữu tên miền
1234 ABC Ave
Toronto, Ontario A9A9A9
Canada
+1.234567890      Fax —
Domain servers in listed order:
NS1.HOSTMONSTER.COM
NS2.HOSTMONSTER.COM

Wednesday 12 November 2014

Cách mua tên miền hết hạn PR cao giá rẻ

Lợi thế khi sử dụng tên miền có PR cao là điều không phải bàn cãi, thời gian index nhanh hơn, nội dung được đánh giá cao hơn, chất lượng backlink tốt hơn. Nhưng không đơn giản gì khi mà phát triển được một website có PR 3,4,5 chính vì thế rất nhiều người lựa chọn giải pháp mua tên miền có PR cao hết hạn.
Google-PageRank-Update
Xin giới thiệu đến bạn cách kiểm tra và mua một tên miền PR cao với giá rẻ nhất, hãy luôn chuẩn bị cho mình một thẻ visa và làm theo 2 bước dưới đây.
Bước 1: Kiểm tra tên miền PR cao hết hạn
Để kiểm tra các tên miền PR cao hết hạn bạn có thể truy cập vào đây: http://www.expireddomains.net/deleted-com-domains/?o=pr&r=d thường thì bạn chỉ mua được những tên miền có PR 345 với những tên miền PR cao hơn sẽ bị mua đấu giá trước khi nó được mua bán tự do.
Kiểm tra tên miền PR cao hết hạn
Bạn có thể sắp sếp theo PR, BL, DP, ABY… và chú ý đến trường status là registered là đã được đăng ký và availabe là có thể đăng ký.
Bước 2: Mua tên miền PR cao hết hạn
Sau khi tìm được tên miền PR cao hết hạn có thể đăng ký bạn có thể chọn bất kỳ một nhà cung cấp tên miền nào để thực hiện quá trình đăng ký của mình.
Tuy nhiên để có một mức giá ưu đãi nhất trong năm đầu tiên sử dụng bạn có thể tham khảo thêm cách sử dụng mã giảm giả(coupon) tại: http://chiasecoupon.com/ bạn sẽ chỉ phải trả 2,95$ cho năm đầu tiên.
coupon-domain
Ưu điểm của phương pháp mua tiên miền PR cao hết hạn này là bạn sẽ có được một website với PR 3456 nhưng nhược điểm là bạn chỉ được chọn tên miền có sẵn mà không được tạo một tên miền theo ý của mình hơn nữa DA, PA của tên miền bạn mua được sẽ là 1. Nếu bạn không phát triển chúng thì sau một đợt cập nhật PR thì nó sẽ về với con số 0 tròn trĩnh.
Thao khảo Internet

Tuesday 11 November 2014

Danh sách các nhà đăng ký tên miền quốc tế tốt nhất

Bạn quan tâm về domain quốc tế và có nhu cầu đăng ký luôn tại nước ngoài, vậy bạn đã biết nhà đăng ký nào uy tín nhất chưa? Sau đây mình xin chia sẻ cho bạn danh sách bảy nhà đăng ký tên miền quốc tế đáng tin cậy tốt nhất.
Qua bài viết này mình chia sẻ dành cho những người bắt đầu bước vào thế giới tên miền để bắt đầu cài đặt làm webblog, dành cho những người bắt đầu làm chủ doanh nghiệp muốn bảo vệ thương hiệu tên công ty qua tên miền, dành cho những người đã đang tìm kiếm nhà đăng ký tên miền và dành cho tất cả những ai quan tâm đến tên miền.
Giả sử bạn muốn kinh doanh và muốn pháp luật bảo hộ thì phải đến cơ quan thường là Sở kế hoạch đầu tư xin cái Giấy phép. Còn bạn muốn mua tên miền thì chọn nhà đăng ký tên miền để họ cấp cho chúng ta tên ấy (domain) và giúp ta quản lý công việc. Dưới đây là bảy nhà đăng ký tên miền quốc tế uy tín


1. Yahoo small business
Yahoo đã quá nổi tiếng dịch vụ mail, blog, messenger nhưng ít ai biết họ cũng khá đình đám trong việc cung cấp đăng ký tên miền.
- Giao diện quản lý 8/10: đơn giản dễ sử dụng cập nhật DNS khoảng 10 phút kể từ khi thay đổi.

- Phí gia hạn 4/10: Thường giá mua khởi điểm từ 0.99$ đến 15$ cho năm đầu tiênn hưng khi gia hạn năm tiếp theo lại mất 34$, cách giải quyết là sau khi muaxong đợi sau 2 tháng từ ngày mua và trước 2 tháng tính từ ngày hết hạn thìc huyển sang nhà đăng ký tên miền khác để tiết kiệm chi phí.
- Phương thức thanh toán 9/10: chấp nhận Paypal và thẻ Visa, họ sẳn sàng chấp nhận thanh toán Paypal ngay cả khi trả 1.99$ mà các nhà cung cấp khác không làm được.
- Giá cả 7/10: Yahoo small nổi tiếng với mua ban đầu rẻ nhưng gia hạn hơi cao và coupon giả giá của họ cũng ít.
-  Tổng quan: 7/10
Đăng ký tại domains.yahoo.com
2.    Namecheap.com
 Namecheap được xem là đối thủ xứng tầm củaGodaddy nhất là sau vụ Godaddy bị tấn công thì tên tuổi của Namecheap thêm nổi bật.
- Giao diện quản lý 6/10: giao diện quản lý so với Yahoosmall thì hơi rườm rà với người mới bắt đầu nhưng nếu để ý kỹ thì cũng không đến nổi nào vì chúng ta chỉ quan tâm đến record A khi trỏ về website
- Phí gia hạn 8/10:  phí gia hạn chấp nhận được thông thường từ 9$-12$ cho năm thứ 2 trở đi
- Phương thức thanh toán 9/10: linh động như Yahoo chấp nhận Paypal, Visa, họ quản lý chặt mỗi coupon siêu giảm giá chỉ áp dụng cho 1 tài khoản thanh toán.
Giá cả 8/10: Cái tên nói lên tất cả thường giá khởi điểm thường từ 3.99$ đến 12$, nhưng nếu biết cách thì giá khởi điểm khoảng 5$ -7$ tùy thời điểm khuyến mãi.  
Tổng quan 8/10: nhờ có Namecheap.com làm động lực cho những nhà đăng ký khác tung ra các mã khuyến mãi khủng.
Đăng ký tại www.namecheap.com
3.    Name.com
Name cũng là 1 trong những tên tuổi lớn trong những nhà đăng ký tên miền, tuy họ ít tung ra các code, promohay coupon khuyến mãi như Godaddy nhưng mức giá khá hoan nghênh.
- Giao diện quản lý 7/10: khó hơnYahoo small nhưng dễ hơn so với Namecheap
-Phương thức thanh toán 7/10: bên này mình chưa mua nhiều chỉ mua chuyển về đây 1 domain và thanh toán bằng Visanên cảm nhận tốt về điều này.
-Giá cả 7/10: so với Namecheap thì họ ít tung ra các coupon khuyến khích đăng ký mới hay chuyển về đây, giá chuyểnvề Name.com thấp hơn Godaddy nên mình hay chuyển về bên này.
-Phí gia hạn 8/10:  phí gia hạn từ 8$ - 12$ chấp nhận được.
-Tổng quan 7/10: toàn cục cho emnày 7/10 nhé
Đăng ký tại www.name.com
4.     Namebright.com
Namebright là một cái tên mới nổi trong làng đăng ký tên miền thế giới nhưng rất ấn tượng, nhìn cái giao diện của họ khá đơn giản thích thú.
- Giao diện quản lý 8/10: hiện đại đơn giản rất dễ dàng quản lý vì họ chia thành các tab, thích hợp cho người mới sử dụng.
- Phương thức thanh toán 9/10: mình mua 1 tên miền và thanh toán bằng Visa diễn ra tốt đẹp
- Giá cả 8/10: do là nhà đăng ký tên miền mới gia nhập nên giá khá mềm, trong tháng 11 này họ chào 4,99$/năm/1 domain và miễn phí cái private thông tin.
- Phí gia hạn 8/10:  do mới đăng ký cũng chưa gia hạn lần nào nhưng nhìn mức giá gia hạn mình cho 8/10với 9$-12$ cho năm tiếp theo.
Tổng quan 7.5/10:  nhìn đơn giản đầy đủ
Đăng ký tại www.namebright.com
5.    Godaddy.com
 Nếu google dẫn đầu thị trường tìmkiếm thì Godaddy là nhà đăng ký tên miền lớn nhất thế giới, họ rất năng độngtrong việc cho ra coupon giảm giá đăng ký mới, transfer nhưng cái dở là chính sách họ thay đổi cũng nhiều, mình ấn tượng là khả năng support và năng động củahọ, có lần do chậm gia hạn họ đòi 80$ phí redemption (chuộc lại) nhưng mìnhmail để giảm giá và họ đồng ý còn 15$.
- Giao diện quản lý 8/10: đây là nhà đăng ký tên miền đầu tiên mình tiếp cận sử dụng nên trong suy nghĩ xem nó là chuẩn mực, mặc dù vậy mình thấy giao diện quản lý của họ vẫn hơi rối rắm.
- Phương thức thanh toán 7/10: Họ chấp nhận Paypal, Visa tuynhiên với những coupon 1-3$ thì chỉ cho thanh toán qua Visa. Họ quản lý rất chặt với những mã siêu giảm giám mỗi tài khoản chỉ mua 1 một tên miền ứng với thẻ Visa đó, dù tạo tài khoản khác họ vẫn phát hiện ra và không chấp nhận, mộtcái gây bực bội là thanh toán dễ bị lỗi xảy ra khi coupon chỉ áp dụng tại Mỹ vàCanada.
- Giá cả 9/10:  giá cả tuyệt vời, họ là nhà đăng ký năng động nhất trong bất cứ thời điểm nào cũng cócoupon cho bạn lựa chọn, luôn luôn có code cho tạo mới, transfer về họ.
- Phí gia hạn 8/10:  phí gia hạn từ 8.49$ - 12$ cho tên miên .com nhìn chung chấp nhận được, khác với Yahoo small chỉ cho transfer away cách ngày hết hạn 60 ngày thì Godaddy còn hạn1 ngày vẫn có thể transfer away, thật tuyệt vời phải không!.
Tổng quan 8.5/10: gần như các bloger chuyên nghiệp với selfhost đều biết Godaddy
Đăng ký tại www.godaddy.com
6.    domain.com
Cái chữ domain.com trông thật dễ thương  và cũng đáng tin cậy để đặt tên miền tại đó
- Giao diện quản lý 7/10: giao diện cũng tương đối đơn giản như anh namebright.com
- Phương thức thanh toán 8/10:  chấp nhận Paypal, visa và Master
- Giá cả 7/10: lâu lâu cũng có chương trình khuyến mãi giá 3$/tên miền, giá gia hạn rơi vào 9.9$ tạm ổn.
- Phí gia hạn 8/10:  phí gia hạn khoảng 10$ đến 11$ cho năm tiếp theo vẫn rẻ hơn nhiều so với Yahoosmall
Tổng quan 7.5/10:  nhìn chung domain.com là đối thủ xứng tầm của namecheap và Godaddy trong tương lai.
Đăng ký tên miền tại đây www.domain.com

<A HREF="http://www.domain.com/join/index.bml?AffID=731706&amp;LinkName=tamy">Host your website with Domain.com!</A>
7.    1and1.com
 Có lẽ trong số những nhà đăng ký tên miền thì 1and1.com là đặc biệt không phải về cái tên mà ở chổ ổng chỉbán từng năm một mà không thể mua nhiều năm tại 1 lúc thanh toán.
- Giao diện quản lý 7/10: giao diện quản lý trên 1and1.com đơngiản như tụi Yahoo small.
- Phương thức thanh toán 7/10:  cũng tương tự không có gì đặc biệt.
- Giá cả 7.5/10: đối với ông 1and1.com thì giá khởi điểm bìnhthường là 7,99$ cho năm đầu không có coupon, tuy dịp đặc biệt bạn có thể mua giá thấp hơn.
- Phí gia hạn 8/10:  theonhư công bố thì mức giá gia hạn năm thứ 2 là 14.99$ gần gấp đôi giá tạinamebright.com
Tổng quan 7/10: nhìn chung ông 1and1.com hợp với các chủnhân muốn làm blog hơn là chủ doanh nghiệp.
Đăng ký tên miền tại đây www.1and1.com
Chúc các bạn thành công với lựa chọn riêng của mình.
Có thể bạn quan tâm: Đăng ký tên miền quốc tế cần quan tâm điều gì?

Tuesday 4 November 2014

Phê duyệt tiêu chuẩn cho hệ thống máy chủ tên miền ".vn"

Bộ trưởng Bộ TT&TT đã ký Quyết định số 1524 phê duyệt Đề án triển khai tiêu chuẩn DNSSEC cho hệ thống máy chủ tên miền (DNS) ".vn", nhằm đảm bảo an toàn hạ tầng cho các dịch vụ thương mại điện tử, chính phủ điện tử tại Việt Nam.
DNSSEC, VNNIC
Theo đại diện của VNNIC, hệ thống máy chủ tên miền DNS đóng vai trò dẫn đường trên Internet, được coi là một hạ tầng lõi trọng yếu của hệ thống Internet toàn cầu. Do tính chất quan trọng của hệ thống DNS, đã có nhiều cuộc tấn công, khai thác lỗ hổng của hệ thống này với quy mô lớn và tinh vi. Mục đích của kẻ tấn công là làm tê liệt hệ thống hoặc chuyển hướng một tên miền nào đó đến một địa chỉ IP khác do chúng lập ra/nắm quyền kiểm soát.
Từ nhiều năm qua, trên thế giới đã xảy ra nhiều cuộc tấn công làm thay đổi dữ liệu tên miền, chuyển hướng website được thực hiện, gây hậu quả nghiêm trọng, điển hình như các cuộc tấn công vào tên miền .pr (2009), hệ thống DNS ở Tunisia (2010), hệ thống của công ty cung cấp chứng thư số Diginotar của Hà Lan (2011). Đặc biệt, vụ tấn công vào Diginostar đã dẫn đến việc cấp chứng thư số giả mạo, chuyển hướng tên miền của các hãng lớn như Google, Yahoo khiến công ty này phá sản, ngoài ra còn ảnh hưởng tới toàn bộ người dùng dịch vụ Gmail tại Iran), hệ thống DNS tại Malaysia (tháng 7/2013) dẫn đến hàng loạt website của Google, Yahoo, Facebook … tại Malaysia bị thay đổi nội dung.
Để đối phó với nguy cơ trên, năm 1995, giải pháp Tiêu chuẩn An toàn bảo mật mở rộng hệ thống máy chủ DNS (DNSSEC) được công bố và đến năm 2005 thì được chuẩn hóa, chính thức triển khai rộng rãi trên mạng Internet. DNSSEC dựa trên nền tảng mã hoá khoá công khai (PKI), thực hiện ký số trên các bản ghi DNS để đảm bảo tính xác thực, toàn vẹn của cặp ánh xạ tên miền – địa chỉ IP, tất cả các thay đổi bản ghi DNS đã được ký số sẽ được phát hiện.


Tại Việt Nam, VNNIC nhận định việc triển khai DNSSEC cho hệ thống DNS ".vn" là rất cần thiết vì tốc độ phát triển của Internet, thương mại điện tử, chính phủ điện tử, cũng như tình hình an ninh mạng đang có nhiều diễn biến phức tạp. Chính vì thế, Trung tâm này đã xây dựng và trình Bộ trưởng Bộ TT&TT ban hành Đề án Triển khai tiêu chuẩn DNSSEC cho hệ thống máy chủ tên miền (DNS) “.VN”. Theo đó, tiêu chuẩn DNSSEC sẽ được triển khai áp dụng thống nhất trên hệ thống DNS quốc gia “.VN”, hệ thống DNS của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet (ISP), các nhà đăng ký tên miền “.VN”, các đơn vị cung cấp dịch vụ DNS Hosting và hệ thống DNS (nếu có) của các cơ quan Đảng, Nhà nước.
Việc triển khai DNSSEC tại Việt Nam sẽ được chia thành 3 giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị (2015), giai đoạn khởi động (2016) và Giai đoạn triển khai (2017).

"Quyết định 1524 đã xác định rõ mục tiêu, phạm vi, nội dung, lộ trình triển khai DNSSEC tại Việt Nam. Việc áp dụng thống nhất tiêu chuẩn DNSSEC đối với các hệ thống DNS “.VN” tại Việt Nam sẽ giúp đảm bảo chính xác và tin cậy trong việc sử dụng, truy vấn tên miền “.VN” trên Internet. Đây là cơ sở tất yếu cho việc phát triển hạ tầng Internet tại Việt Nam bền vững", VNNIC nhấn mạnh.
Theo vietnamnet.vn

Tên miền có giá trị vẫn còn nhiều

Hôm nay đã có hơn 252 triệu tên miền được đăng kí, và nhu cầu đăng kí tên miền ngày một tăng cao.
Vào ngày 24/01/1848, James Marshall công nhân của một xưởng cưa  California nhận ra điều đặc biệt trong nhà máy nước bên cạnh. Mặt trời xuyên ánh nắng chói chang qua các con sông của người Mỹ nơi mà Marshall đã phát hiện ra các hàng trăm các kim loại nhỏ.
VẪN CÒN RẤT NHIỀU TÊN MIỀN CÓ GIÁ TRỊ KHỦNG
Sau khi kiểm tra kĩ, James Marshall nhận ra rằng những mảnh kim loại nhỏ sáng bóng là miếng nhỏ của vàng.
Trong vài tháng, từ những phát hiện của Marshall đã làm nổi lên "cơn sốt vàng California". Marshall đã phát hiện ra một tài nguyên khan hiếm mà hàng triệu người đang muốn có. Những người đang khai tác tài nguyên trên thế giới đến California.
mặc dù vào năm 1850, hàu như việc khai thác vàng đã được thông qua. Cơ hội làm giàu bằng việc khai thác vàng ở California đã bị trôi vào quên lãng.
Tiếp ngay sau đó là ngày 15/03/1985, bình của Internet.
Symbolics Inc, một nhà sản xuất máy tính nhỏ có trụ ở Massachusetts, đã đăng kí Symbolics.com tên miền .com đầu tiên trên thế giới.
Hôm nay đã có hơn 252 triệu tên miền được đăng kí, và nhu cầu đăng kí tên miền ngày một tăng cao.
Cũng giống như cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản, vàng và tên miền phụ thuộc vào quy định cung và cầu. Quyd dịnh dành cho doanh nghiệp sở hữu tên miền có đuôi .com là cung cấp ngắn hạn. Nếu bạn đã cố gắng để đăng kí 1 tên miền trên các trang web như GoDaddy.com hoặc NetworkSolutions.com bạn chắc chắn đã quen với việc những tên miền hay đã bị mua mất.
Những tên miền tốt ho doanh nghiệp thường là những ten miền ngắn, không có dấu gạch ngang, có đuôi .com, dễ dàng có thể xây dựng thương hiệu và tốt nhất là dễ nhớ,và không phá vỡ sản phẩm của công ty. Trong xã hội ngày nay, tên miền là thành phần chính của 1 thương hiệu. Nó như vàng.
Gia trị của tên miền đã có hiệu lực ta ra giá trị tiền tệ mới. Sở hữu tên miền mong muốn giống như bạn đang năm giữ một mảnh đất trong khu phố cao cấp. Nếu bạn mua ở ở thời điểm thấp và bán được giá vào thời điểm cao thì bạn sẽ kiếm được khoản tiền lớn.
Nhà đầu tư tên miền thường được gắn mác là những kẻ chiếm đất và được xem như một kẻ phiền toái khi mua và giữ tên miền không có mục đích gì ngoài đầu cơ, đợi có giá cao hơn sẽ đem ra bán. Nhiều người đưa lên một trang web và rao bán quảng cáo với giá thấp chờ người mua đấu giá với giá cao hơn.
Nhấc máy lên và gọi yêu cầu nhưng gì bạn cần, và hgi lại , với một vài may mắn, nhà đầu cơ tên miền sẽ làm tăng giá của nó lên. Những tên miền có giá trị cao như candy.com, beer.com và toys.com có các nhà đâu tư lên tới hàng triệu đô la.
Đầu cơ tên miền cũng có những rủi ro riêng của nó, mua bán tên miền cũng vây.
Những tên miền thương hiệu mới có giá rẻ và mang giá trị thấp.Tên miền tồn tại là rát tốn kém và không có thị trường khu vực như chứng khoán để có một mức giá hợp lý. Chuyển sang mạng ineternet để có nhiều sự lựa chọn hơn thay thế tên miền phổ biến .com, có thể cung cấp thêm nhiều sự lựa chọn tên miền và bỏ bớt sự thiếu xót.
Đầu tư tên miền dài hạn có thanh khoản tương đối so với cổ phiếu và trái phiếu. Giá trị trong tương lai của một tên miền có giá trị thật sứ rất khó lường, nhưng với sự nghiên cứu cẩn thạn và kĩ lưỡng nó có thể tấn công vàng một lần nữa.

JJ Rosen là người sáng lập Atiba, một tư vấn công nghệ thông tin, lập trinhg, mạng và phát triển web ở Nashville. Hãy ghé thăm Atiba trực tuyến tại www.atiba.com hoặc www.cabedge.com.
Theo Internet

Đăng ký tên miền quốc tế cần quan tâm điều gì?

Đây thực sự là điều quan tâm của rất nhiều người khi lựa chọn mua tên miền quốc tế. Vậy những điều mà bạn nên chú ý đó là gì? Sau đây mình sẽ chia sẻ cho bạn một vài bí quyết nhỏ để lựa chọn được domain quốc tế phù hợp nhất.
Đầu tiên đó là chọn tên miền: Bạn có thể tìm hiểu thông tin này ở trên mạng, thực sự có rất nhiều bài viết luận giới thiệu về cách lựa chọn tên miền tốt trên mạng, nên trong phần này mình không giới thiệu lại. Phương châm chọn tên miền: "Dễ nhớ dễ đọc dễ hiểu không gây nhầm lẫn và hạn chế số các dấu – chen giữa tên miền".
- Tiếp theo đó là lựa chọn nhà cung cấp tên miền: Khi mua tên miền quốc tế .com, .net… người mua có thể đến các công ty ở Việt nam (tham khảo giá domain tại công ty VDO ) làm 1 cam kết đóng tiền cho họ là 3 phút sau có tên miền giá dao động 150k/ năm đến 300k/ năm. Cách nhanh hơn là bạn làm 1 thẻ Visa thường là của ACB rồi đăng ký tên miền trực tiếp từ Godady.com, namecheap.com, name.com, domains.yahoo.com, namebright.com hay 1and1.com….
- Email: Khi mua tên miền quốc tế trực tiếp từ nhà đăng ký quốc tế thì Email là chìa khóa quan trọng nhất để bảo vệ tên miền. Email là người bạn tốt nhất để bảo vệ tên miền vì một khi mất email thì khả năng mất tên miền là 99%.
- Phần quản lý: Nhìn chung các giao diện quản lý của các nhà đăng ký tên miền quốc tế thường khá giống nhau và hướng đến sự dễ dàng cho người dùng bình dân. Trong giao diện quản lý có các record A, Cname, MX, text…mình sẽ giới thiệu chức năng của từng record trong bài viết khác.
Giá cả: Giá cả tên miền từ 0.99$ đến vô giá, ở đây mình chỉ bàn đến tên miền “bình thường” khi mua tại nhà đăng ký tên miền quốc tế bắt đầu từ 0.99$ đến 15$ tùy vào cách chúng ta chọn Godaddy, namecheap, name, namebright, Yahoo Small…bài viết tới mình sẽ hướng dẫn cách mua tên miền giá rẻ.
Authorized code: Là 1 dãy ký tự giống như chiếc chìa khóa thứ 2 sau email để quyết định ai là chủ sở hữu tên miền thực sự.
Và cuối cùng là ai là chủ tên miền thực sự? Khi đăng ký tên miền từ nhà đăng ký tên miền quốc tế không có hợp đồng dấu đỏ mà yếu tố xác thực chính chủ chính là email, tài khoản đăng nhập trên trang web của họ và cấu hình DNS.
Trên đây là những chia sẻ của tôi. Chúc các bạn thành công!

Monday 3 November 2014

Sử dụng linux hosting để tăng cường bảo mật cho website

Hosting là nơi lưu trữ nội dung trang tin điện tử, website, các thông tin tư liệu, hình ảnh... trên một máy chủ Internet.
Ngày nay, hosting đang được sử dụng rất rộng rãi cho các website vừa và nhỏ, ưu điểm của loại hình shared hosting này là chi phí thấp, thõa mãn nhu cầu cho sử dụng lưu trữ trang web. Tuy nhiên, với chi phí thấp nên thông thường nhiều shared hosting ở cùng một server do đó độ riêng tư không cao. Và với mức độ tấn công của các hacker  khá phổ biến hiện nay, bất kì một website nào cũng có khả năng bị tấn công bất cứ lúc nào, nên việc tăng cường bảo mật cho website trên shared hosting là rất cần thiết. Do vậy VDO xin đưa ra một vài kinh nghiệm mà khi sử dụng hosting bạn cần phải chú ý.
1.      Phân quyền (chmod) hợp lý
Chmod là sự phân quyền truy cập vào một file hay một folder đối với các lớp người dùng giống như các thuộc tính dùng lệnh attrib trong DOS. Mặc định, trạng thái chmod thư mục là 755 và đối với file là 644. Cách chmod tối ưu nhất :
-          chmod 404 (chỉ cho phép đọc) tất cả các file.
-          chmod 101 (chỉ cho thực thi) tất cả các folder.
-          chmod 501 thư mục /public_html/
-          Các file php.ini và .htaccess nên chmod 444
Tuy nhiên không phải server nào cũng cho phép bạn chmod như vậy, nếu bạn dùng FTP không thể chmod được như vậy, thì hãy chmod như sau:
-          chmod 704 (chỉ cho phép đọc) tất cả các file.
-          chmod 701 (chỉ cho thực thi) tất cả các folder.
Các cách chmod trên đều không cho write, do đó bố cục được bảo toàn, đồng thời không thể xem cấu trúc site, thư mục, file. Có thể nói đó là các chmod an toàn nhất mà ứng dụng web như diễn đàn, site nhạc, tin tức có thể hoạt động ổn định.
·      Hướng dẫn chmod trên Cpanel:
Truy cập vào trang quản trị hosting, vào phần file manager

Bảo mật hosting 1
 
Để chmod từng file hay folder, có thể click chọn vào cột Perms hoặc click chuột phải chọn Change Permissions để thay đổi các thông số. Rồi nhấn Save để lưu lại.

 

·           Hướng dẫn chmod qua phần mềm FTP:
Để tiến hành chmod từng file hay folder, click chuột phải tại folder và file đó và chọn File permissions

 
Sau đó, tiến hành điều chỉnh các thông số


Nhấn OK để lưu lại.
2.      Tạo mật khẩu khi truy cập vào thư mục.
Bảo vệ thư mục trên Hosting là một trong những việc cần làm để ngăn chặn sự truy cập không mong muốn, nhất là những thư mục chứa dữ liệu quan trọng cần hạn chế người truy cập.
Đăng nhập vào cPanel và chọn Password Protect Directories trong phần Security.

Bảo mật hosting 5
 
Nhấp chuột vào tên thư mục muốn bảo vệ

Bảo mật hosting 6
 
Tích vào ô Password protect this directory và nhập tên của thư mục cần bảo vệ vào ô Name the protected directory. Sau khi thực hiện xong nhấn Save.

Bảo mật hosting 7
 
Trong phần Create User, tạo lần lượt username, mật khẩu. Sau khi nhập xong nhấn Add/modify authorized user

 
Bảo mật hosting 8
Từ bây giờ mỗi khi muốn truy cập vào thư mục này sẽ xuất hiện một hộp thoại yêu cầu nhập thông tin đăng nhập, người sử dụng bắt buộc phải nhập đúng Tên và Mật khẩu đã tạo thì mới vào được.
3.      Không hiển thị lỗi nếu phát sinh
Khi có lỗi phát sinh, PHP sẽ hiện thông báo ra trình duyệt và chỉ rõ lỗi ở file nào, dòng nào và đường dẫn của file, vì thế điều này rất nguy hiểm.

 
Để không hiển thị lỗi cho người sử dụng, bạn tạo một file php.ini với nội dung như sau:
display_errors = Off
log_errors = On
Sau đó upload lên thư mục chứa website. Nên up file php.ini trên vào các thư mục mà người dùng sẽ truy cập bằng trình duyệt, thường là thư mục chứa website, thư mục quản trị, thư mục của user …
Lưu ý: File php.ini đề cập ở trên chỉ có tác dụng tại thư mục chứa nó, các thư mục không chứa nó sẽ không bị nó chi phối mà sẽ bị cấu hình trong php.ini của server chi phối.
4.      Bật safe-mode (chế độ an toàn)
Safe mode trong PHP là một kỹ thuật thường được Shared Hosting áp dụng để tăng cường bảo mật (chống lại các tấn công nội bộ, thường được gọi là hack local). Để bật chế độ này, thêm dòng sau vào file php.ini:
safe-mode = on
Lưu ý: Kể từ phiên bản PHP 6.0 tính năng này sẽ bị loại bỏ và chúng ta sẽ không còn phải bận tâm đến nó nữa.
5.      Vô hiệu các hàm nguy hiểm
Trong PHP có một số hàm nguy hiểm, hacker có thể lợi dụng 1 số hàm này thực thi script, remote từ xa, quản lý các tiến trình hệ thống, tấn công máy chủ vì vậy cần lưu ý đến một số hàm này:
-          system - It executes an external program and display the result.
-          exec - It executes an external command.
-          passthru – It is similar to the exec() function which execute commands.
-          popen – It opens process file pointer.
-          proc_close - It closes a process opened by proc_open and returns the exit code of that process
-          proc_open - It executes a command and opens file pointers for Input/Output
-          proc_get_status - It gets information about a process opened by proc_open()
-          proc_nice - Change the priority of the current process
-          show_source - show the source of a file
-          proc_terminate - Kills a process opened by proc_open
-          highlight_file - Syntax highlighting of a file
-          escapeshellcmd - Escape shell metacharacters
-          define_syslog_variables - Initializes all syslog related variables
-          posix_getpwuid - Return info about a user by user id
-          apache_child_terminate - Terminate apache process after this request
-          posix_kill - Send a signal to a process
-          posix_mkfifo - Create a fifo special file (a named pipe)
-          posix_setpgid - Set process group id for job control
-          posix_setsid - Make the current process a session leader
-          posix_setuid - Set the UID of the current process
-          escapeshellarg - Escape a string to be used as a shell argument
-          posix_uname - Get system name
-          ftp_exec - Requests execution of a command on the FTP server
-          ftp_connect - Opens an FTP connection
-          ftp_login - Logs in to an FTP connection
-          ftp_get - Downloads a file from the FTP server
-          ftp_put - Uploads a file to the FTP server
-          ftp_nb_fput - Stores a file from an open file to the FTP server (non-blocking)
-          ftp_raw - Sends an arbitrary command to an FTP server
-          ftp_rawlist - Returns a detailed list of files in the given directory
-          ini_alter - This function is an alias of: ini_set()
-          ini_restore - Restores the value of a configuration option
-          syslog - Generate a system log message
-          openlog - Open connection to system logger
-          define_syslog_variables - Initializes all syslog related variables
-          apache_setenv - Set an Apache subprocess_env variable
-          mysql_pconnect - Open a persistent connection to a MySQL server
-          eval - Evaluate a string as PHP code
-          fputs - Alias of fwrite()
-          shell_exec - execute command via shell and return the complete output as a string
-          curl_exec - perform a cURL session
-          curl_multi_exec - run the sub-connections of the current cURL handle
-          dl - loads a PHP extension at runtime
-          fsockopen - open internet or unix domain socket connection
-          parse_ini_file - parse a configuration file
-          symlink - creates a symbolic link
Để vô hiệu hóa hàm nào, chỉ cần thêm lệnh này trong file php.ini:
disable_functions = (các hàm cần vô hiệu hóa)
Lưu ý: Vô hiệu hóa một số hàm có thể ảnh hưởng đến chức năng của trang web, tuy nhiên sẽ tăng cường tính bảo mật cho website. Vì vậy nên cân nhắc khi sử dụng.
6.      Vô hiệu hoá biên dịch mã PHP trong thư mục chỉ định
Nếu website có một thư mục dành cho việc upload, bạn nên vô hiệu hoá việc biên dịch và thực thi mã PHP trong thư mục ấy vì hacker có thể lợi dụng việc upload để đưa script độc (webshell) lên host của bạn.
Tạo file .htaccess đặt vào thư mục đó với nội dung như sau:
php_admin_flag engine off
Sau đó chmod 444 cho file.
7.      Phân quyền account truy cập CSDL MySQL
Khi tạo user đăng nhập vào database MySQL của website, cần lưu ý:
-          Không dùng chung tài khoản user và password của host làm user của database
-          Không cấp quyền DROP cho user này.
8.      Thường xuyên cập nhật bản vá lỗi cho website
Nếu website sử dụng một số CMS thông dụng như: Joomla, drupal, moodle,... nên thường xuyên cập nhật các phiên bản mới nhất bao gồm cả theme, module hay plug-in cho trang web.