Thursday, 18 September 2014

Có nên sử dụng hosting giá rẻ hay không?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các đơn vị hay thậm chí cá nhân cung cấp hosting giá rẻ hơn các đơn vị lớn rất nhiều,thậm chí còn miễn phí với cấu hình và băng thông được cho là rất "khủng bố", đang câu kéo được một số lượng tương đối người dùng. Vậy có nên dùng hosting giá rẻ hay không? Và chất lượng của các loại Hosting giá rẻ này như thế nào?
Ở đây không bàn đến trường hợp bạn mua hosting của các Công ty lớn như VTC, VDC, hay FPT vào dịp khuyến mại, bởi các đơn vị này có chương trình ưu đãi riêng của họ và chất lượng hosting rất tuyệt vời. Còn đa số với các đơn vị khác, xin thưa rằng bạn đang đánh cuộc với lựa chọn hosting giá rẻ của mình, vì đa số người mua sẽ phải hối hận khi tham rẻ, "của rẻ là của ôi" mà.
Giá Hosting là yếu tố quan trọng khi khách hàng lựa chọn
Đại đa số khách hàng khi chuẩn bị thuê hosting thì họ đều so sánh giá cả của nhiều nơi để lựa chọn. Nếu thông số dung lượng lưu trữ và băng thông của hai nhà cung cấp là như nhau nhưng mức giá có sự chênh lệch cao thì chắc chắn đại đa số khách hàng sẽ lựa chọn nhà cung cấp giá thấp hơn ( sự lựa chọn này càng cao nếu khách hàng là những người mới thuê hosting lần đầu và ít kinh nghiệm trong lĩnh vực này ).
Nhưng thật sự rất nguy hiểm khi lựa chọn các gói dịch vụ hosting giá rẻ mà không cẩn thận trong việc ký kết hợp đồng , thậm chí việc mua bán chỉ thỏa thuận bằng miệng thì hậu quả sau này khi đưa hosting vào hoạt động là không lường.
Ví dụ: Sau khi bạn đã thuê một hosting giá rẻ với các thông số kỹ thuật như thỏa thuận nhưng lại quên mất đi là cần phải có thêm các điều khoản ràng buộc bên cung cấp trong hợp đồng như sau:
- Cam kết thời gian Uptime tỉ lệ là bao nhiêu?
- Cam kết khắc phục sự cố chậm nhất bao lâu?
- Cam kết chất lượng được đảm bảo trong thời hạn hợp đồng hay không?
  Gói hosting vừa thuê có thể nâng cấp bất cứ lúc nào không?
  Và tất nhiên phải có một điều khoản cam kết của nhà cung cấp là phải bồi thường mọi thiệt hại cho bạn khi vi phạm các điều khoản cam kết làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của bạn.
Chất lượng của Hosting mới là yếu tố quyết định có nên mua Host giá rẻ hay không
Thật vậy, khi bạn đưa website hoạt động trên  host giá rẻ vừa thuê sau một thời gian và có 1 lượng khách hàng truy cập đông đảo. Nhưng bỗng nhiên  Hosting của bạn bị sụp hoàn toàn và tất nhiên website cũng không thể truy cập được, bạn thông báo nhà cung cấp nhưng họ không giải quyết được, hoặc họ giải quyết được nhưng mất qua nhiều thời gian, thậm chí trường hợp này xảy ra thường xuyên mỗi ngày. Hậu quả là website của bạn vừa mất uy tín với khách hàng truy cập vừa mất điểm đánh giá của các cỗ máy tìm kiếm, các khách hàng của bạn giảm dần, các từ khóa trên kết quả tìm kiếm cũng bị đẩy xuống thấp làm ảnh hưởng đến bao nhiêu công sức và tiền bạc bỏ ra, ảnh hướng đến kết quả kinh doanh của bạn.
Thêm một yếu tố chất lượng nữa cần phải đảm bảo là tốc độ xử lý của hosting. Tuy giá Hosting rẻ nhưng cần phải phù hợp với quy mô hoạt động của doanh nghiệp bạn, đảm bảo làm sao tốc độ tải trang luôn nhanh, ổn định. Có như vậy khách truy cập sẽ thoải mái hơn khi vào website của bạn, tốc độ tải trang nhanh còn gây kích thích cho họ truy cập vào nhiều chuyên mục khác , nếu nội dung website của bạn tốt chắc chắn sau này họ sẽ quay lại nhiều lần khác.
Tuy nhiên một số đơn vị hiện hay có chính sách giá hosting khá tốt và hỗ trợ khách hàng 24/7, điển hình là VDO một đơn vị uy tín tiên phong cho bạn lựa chọn.

Dịch Vụ Hosting Giá Rẻ

DỊCH VỤ HOSTING GIÁ RẺ VDO
Hosting là gì?
Hosting là không gian trên máy chủ có cài đặt các dịch vụ Internet như world wide web (www), truyền file(FTP), Mail,… dùng để chứa nội dung và dữ liệu. Web Hosting là nơi diễn ra tất cả các hoạt động giao dịch, trao đổi thông tin giữa website với người sử dụng Internet và hỗ trợ các phần mềm Internet hoạt động. DN có thể chọn thuê web hosting của nhà cung cấp dịch vụ (ISP) hoặc tự trang bị máy chủ riêng cho mình.
Dịch Vụ Hosting Giá Rẻ
VDO cung cấp gói hosting giá rẻ
Nên thuê hosting hay tự trang bị máy chủ?
Câu trả lời là nên thuê hosing vì để chứa nội dung trang web, dịch vụ mail, ftp, vì những máy tính đó luôn có một địa chỉ cố định khi kết nối vào Internet (đó là địa chỉ IP), còn như nếu bạn truy cập vào internet như thông thường hiện nay thông qua các IPS (Internet Service Provider - Nhà cung cấp dịch vụ Internet) thì địa chỉ IP trên máy bạn luôn bị thay đổi, do đó dữ liệu trên máy của bạn không thể truy cập được từ những máy khác trên Internet.
Có các loại web hosting nào?
* Windows hosting là một dịch vụ lưu trữ rất nhiều các trang web trên một máy chủ chạy hệ điều hành Windows Sever kết nối Internet.
* Linux hosting là một dịch vụ lưu trữ rất nhiều các trang web trên một máy chủ chạy hệ điều hành Linux kết nối Internet.
Thuê hosting ở đâu?
Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tên miền và hosting đáng được kể đến như dịch vụ hosting của Vinahost, dịch vụ hosting VDO, nhà cung cấp Digistar, Viethosting...
VDO hỗ trợ những ứng dụng gì khi đăng kí dịch vụ hosting?
Với dịch vụ hosting giá rẻ VDO, khách hàngsẽ được hỗ trợ những ứng dụng sau:
* Đối với Linux Hosting bao gồm:
• PHP (v5.x) , MySQL , phpMyAdmin
• Redirects / Password Protect Directories
• Joomla
• File manager
• FTP/POP/SMTP Over SSL
• Webmail
• Spam Filter with SpamAssassin
• 24/7/365 Email & Helpdesk Support
• 99.9% Server uptime
• Weekly Backup
• Scheduled Tasks
* Đối với Window Hosting bao gồm:
• PHP
• MySQL, MSSQL (2008)
• ASP.NET (.NET(2.0, 3.5, 4.0))
• MSSQLAdmin (Web admin), phpMyAdmin
• Redirects / Password Protect Directories
• File manager
• POP/SMTP Over SSL
• Webmail
• Spam Filter with MDaemon
• 24/7/365 Email & Helpdesk Support
• 99.9% Server uptime
• Weekly Backup

• ODBC DSN , Scheduled Tasks

Tuesday, 16 September 2014

Đăng Ký Tên Miền .Com Và Tên Miền .Vn

Nên chọn lựa tên miền như thế nào giữa .com và .vn, khi nào thì nên chọn .com và khi nào thì bạn nên chọn .vn. Việc chọn lựa mua tên miền hợp lý sẽ mang lại nhiều thuận lợi trong việc quảng bá marketing kinh doanh của chúng ta.
Vậy, khi nào nên chọn tên miền .com và khi nào nên chọn tên miền .vn?

Tên miền .com hay .vn
Khi bắt tay xây dựng website thì việc quan trọng nhất là tên miền của bạn, mua tên miền tốt nhất .com hay .vn? Đó luôn là điều đắn đo suy tính của nhiều người. Trước hết bạn cần phải biết một số thông tin quan trọng sau trước khi lựa chọn mua tên miền .com hay .vn.
Tên miền .com là tên miền phổ cập nhất trên thế giới và ngay cả Việt Nam. Nói đến website người ta liên tưởng đến tên miền .com và đương nhiên Google hay Yahoo, Bing đều nêu cao giá trị của tên miền .com. Hay nói cách khác là nếu tên miền của bạn là .com thì bạn sẽ được Google ưu tiên phân loại tên miền của bạn thuộc hàng Top và bạn sẽ được ưu tiên khi xếp hạng trên Google.
Còn tên miền .vn là tên miền thuộc cấp quốc gia hay thường được gọi là local domain. Trước đây thì loại tên miền quốc gia không được các công cụ tìm kiếm xem trọng nên loại tên miền này luôn xếp thứ hạng thấp trong mắt các công cụ tìm kiếm trên internet, nhưng hiện tại thì tên miền .vn được  Google xem trọng vì chính sách Local hóa của đại gia công cụ tìm kiếm này.
Nói cách khác nếu tên miền .vn thì bạn có cơ hội cạnh tranh cao về vị trí trên internet. Các tiêu chuẩn để xếp hạng trên trang đầu của Google bao gồm rất nhiều yếu tố mà chúng ta thường được biết là tính năng SEO. Trong đó tên miền .com hay .vn là một trong những yếu tố quan trọng để xếp hạng.
Nên chọn tên miền .com hay .vn ?
 Nhiều người nói rằng ưu điểm mua tên miền .vn sẽ được nhà nước bảo hộ hơn là mua tên miền .com. Đúng là như vậy, nếu bạn có tên miền .vn và bị người khác lấy mất thì bạn có thể trình giấy tờ chứng minh quyền hợp pháp của bạn và bạn sẽ lấy lại tên miền.
Tên miền .com là phải đăng ký quốc tế và quản lý dựa trên tài khoản của bạn thông qua email cá nhân. Nếu bạn bị lộ thông tin thì có khả năng đánh mất tên miền nhưng trường hợp này thì rất là hiếm vì bạn luôn luôn biết cách bảo quản tài sản của bạn có phải không.

Tên miền .com hay .vn đều thuộc hạng Top domain theo đánh giá chung. Trước tiên bạn cần biết rõ định hướng website muốn hướng tới thị trường nào để lựa chọn đúng tên miền. Và nếu có đủ chi phí, tốt nhất, bạn nên đăng ký cả tên miền .com, .vn cho website của mình.

Giữ thứ hạng từ khóa sau khi chuyển tên miền

Trước khi xây dựng website, bạn cần phải có một tên miền. Tuy nhiên, trường hợp bạn có trong tay một tên miền mới sẽ tốt hơn tên miền cũ – sau khi đã xây dựng site rồi (đúng tên thương hiệu, từ khóa chính xác với lĩnh vực hoạt động...), có thể được đăng ký mới, mua lại từ một chủ sở hữu khác hoặc do bạn sử dụng dịch vụ backorder tên miền.
Và xảy ra một vấn đề -Trong trường hợp bạn muốn thay đổi tên miền cho website.
Thay đổi tên miền của website của bạn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến SEO và lưu lượng traffic gốc của bạn. Việc thay đổi tên miền là điều không nên làm trong SEO, chúng ta chỉ thay đổi trong những trường hợp bất khả kháng. Bởi vì mỗi một domain đã chứa các thông số được tích lũy theo thời gian ảnh hưởng đến SEO như độ trust, authority, tuổi của domain, các tín hiệu về GEO ( vị trí địa lý), và trên hết đấy chính là tất cả số link bạn đang có.
Giữ thứ hạng của từ khóa sau khi chuyển sang tên miền mới
 Bài này sẽ giải thích các vấn đề rủi ro khi chuyển từ tên miền cũ sang tên miền mới. Đồng thời miêu tả thật chi tiết từng bước một để giảm thiểu tối đa việc mất đi ranking từ tên miền cũ sang tên miền mới.
1. Đăng ký một tên miền mới hoặc mua một tên miền cũ
Như đã có, có thêm một tên miền mới, tốt hơn tên miền cũ đang sử dụng có thể qua 2 con đường. 1. là đăng ký tên miền mới. 2. là mua lại tên miền cũ hoặc sử dụng backorder để đăng ký tên miền cũ hết hạn.
Nếu bạn mua lại một tên miền cũ, bạn phải kiểm tra cẩn thận vì nó có chứa đựng sự rủi ro có thể dẫn đến việc bị SEs banned. Trước khi tiến hành chuyển domain hãy kiểm tra lịch sử của tên miền đó bằng cách check whois, kiểm tra domain đã được index pages nào chưa, các thông số về pagerank, tuổi đời domain thế nào.
Cách tốt nhất là bạn add domain này vào Google Webmaster Tools. Sau đó bạn theo dõi bảng thống kê chung, kiểm tra xem có bất kỳ một cảnh bảo rủi ro nào từ domain này không? Nếu như bạn phát hiện domain mới này đã bị banned thì bạn làm bản thông báo gửi cho SEs là điều cần làm trước khi tiến hành transfer website.
2. Tạo trang đơn giản “ Coming Soon” cho tên miền mới
Bằng thủ thuật seo tạo trang sự kiện đơn giản mã HTML cho tên miền mới khoảng vài tuần trước khi chuyển đổi domain, điều này cho phép công cụ tìm kiếm craw và index website mới.
Hơn thế nữa hầu hết công cụ tìm kiếm sẽ cố gắng phát hiện việc Parked domain, bạn hãy tạo nội dung trên web mới, và đề cập đến đây sẽ là vị trí của website mới sẽ giúp công cụ tìm kiếm phát hiện rằng tên miền mới là một tên miền thật, riêng biệt chứa không phải là một parked domain của tên miền cũ.
Điều này rất hữu ích cho các site mới, trong quá trình hoàn thiện web, bạn nên tạo một file dạng html tĩnh, tối ưu hóa và post lên, cố gắng ping sao cho google index trang này, điều này rất có lợi cho bạn về sau.
3. Chuyển một phần nhỏ của website (Tùy chọn)
Nếu có khả năng, bạn đừng chuyển trực tiếp toàn bộ các trang của website cũ sang website mới. Bạn cố gắng chuyển một phần nhỏ , theo từng segments một.
Ví dụ bạn có thể chuyển lần đầu là một subdomain và kiểm tra xem quá trình chuyển đổi có thành công không? Một vài tuần sau bạn kiểm tra lại, khi đã có kết quả và bạ cảm thấy không còn vướng mắc gì nữa hãy tiến hành chuyển toàn bộ website cũ sang website mới. Làm tương tự nếu bạn muốn gộp chung nhiều website khác nhau vào chung một domain mới, như thế bạn sẽ gộp được những traffic nhỏ thành 1 lượng traffic lớn cho website mới.
4. Upload các trang web lên domain mới
Bước tiếp theo là upload những trang web, hình ảnh, files của website cũ lên website mới. Nếu bạn quyết định thay đổi lại cấu trúc, folders hoặc đường dẫn trên website mới, bạn hãy ghi chép lại sự thay đổi này cẩn thận cho bước tiếp theo map URL cũ sang mới.
5. Redirect từ trang cũ sang trang mới
Sau khi bạn upload nội dung lên web mới bạn phải redirect từ website cũ sang website. Việc redirect cần được thực hiện trên cùng một level, nghĩa là mỗi trang của website cũ cần được redirect sang URL mới trên website mới. Map mỗi page sang chính xác URL mới và không được chỉ redirect tất cả sang homepages của website mới.
6. Sử dụng chức năng Change of Address trong Goole Webmaster
Một việc làm nữa bạn cần làm là sử dụng chức năng Change of Address trong Google Webmaster. Sau khi đăng ký cả hai domain mới và cũ trong Google webmaster tools bạn cần chỉ ra rằng bạn sẽ chuyển toàn bộ thông tin từ domain cũ sang domain mới. Change of Address hoạt động ở cấp độ trang web, điều này có nghĩa là việc chuyển đổi này là cho toàn bộ trang chứ không phải cho một trang đặc biệt nào.
7. Cập nhật những backlinks quan trọng
Mặc dù bạncó thể chuyển toàn bộ các thông tin như PageRank, anchor text… tuy nhiên, hãy cập nhật thêm cả những back link quan trọng (những link có được từ những website có PR cao) từ website cũ cho website mới. Bạn không cần liên hệ với tất cả các webmaster để update link, bạn chỉ cần tập trung vào những link quan trọng nhất. Bạn có thể xem tất cả link đến cho website cũ bằng cách sử dụng các công cụ kiểm tra back link hoặc Google Webmaster Tools
8. Kiên nhẫn và chờ đợi
Chuyển đổi tên miền cũ sang tên miền mới là một sự cập nhật rất nhiều các yếu tố. Hãy kiên nhẫn, bạn hãy dành thời gian để kiểm tra tất cả mọi thứ trước khi chuyển đổi toàn bộ website. Đồng thời bạn đừng quên check thời gian hết hạn của domain cũ để gia hạn như thế bạn sẽ không làm mất đi lưu lượng traffic cũng như PR của mình từ những black link cũ.
Việc chuyển từ tên miền cũ sang tên miền mới là điều không nên làm, nên bạn chỉ thực hiện phương án này nếu như bạn không có sự lựa chọn nào khác.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết giữ thứ hạng từ khóa sau khi chuyển tên miền của chúng tôi

Friday, 12 September 2014

Hãy Thận Trọng Khi Mua Lại Tên Miền Đang Hoạt Động

Làm cách nào để chúng ta có thể kiểm tra một tên miền/ website có đang gặp rắc rối với Google?

1. Đầu tiên kiểm tra tên miền có bị liệt vào danh sách Black List hay không?
Hãy truy nhập địa chỉ: https://api.bodis.com/domainclassification?domain=mfacebook.vn
Thay mfacebook.vn = domain của bạn
Nếu kết quả trả về có dòng <bodisadvertisements>secondary</bodisadvertisements>
Là chứng tỏ Google Adsense đang liệt kê tên miền này vào BlackList.
Với những tên miền loại này thì khó có thể kiếm tiền được từ Parking domain, bởi vì Google Adsense không chấp nhận.Nguyên nhân có thể trước đây chủ sở hữu đã vi phạm chính sách của Google như Cheat, Autoclick, tự lick, đổi Proxy ảo,...
2. Sau đó kiểm tra website có được Google Index không
Vào Google search gõ site:tên_miền
Nếu kết quả trả về là 0 thì đó là một dấu hiệu khá xấu.
3. Bước tiếp theo kiểm tra tên miền có bị Sanbox hay Penalty không
Kết quả:
Deindexed - Khi tên miền/website hoàn toàn bị loại bỏ khỏi CSDL Google.
Penalized - Khi miền hoặc trang web vẫn còn tồn tại nhưng không  thể được tìm thấy qua các truy vấn tìm kiếm.
Sandbox - Tên miền không bị Deindexed hoặc bị Penalty, nhưng lưu lượng truy cập từ Google đột ngột giảm đáng kể, giống như hạt cát nằm trong bể cát khó mà tti1m ra được
4. Kiểm tra trạng thái quá khứ của website có tốt hay không
Truy cập tại:  www.Archive.org
Nơi bạn có thể xem các phiên bản trước đó của trang web để xem trước đây nó có chứa nội dung xấu mà Google không thích hay không.
5. Và cuối cùng kiểm tra xu hướng bất thường.
Hãy dùng Google Analytic kết hợp Google Trend để xem bảng phân tích lưu lượng truy cập của trang web từ đó có thể xác định bất kỳ xu hướng bất thường nào, có lợi cho tương lai hay không

Các nguyên tắc cơ bản trong đăng kí tên miền

Việc công ty bạn có lấy được một tên miền trùng với nhãn hiệu hàng hóa hay không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thương hiệu của công ty. Nếu công ty xây dựng thương hiệu dựa trên một tên gọi nhưng lại không sở hữu tên miền đó, điều đó có thể dẫn đến việc lượng người dùng sẽ đổ sang một trang của người chủ tên miền khác là điều rất dễ thấy. Nếu đó là của một đối thủ cạnh tranh thì vấn đề sẽ rất nghiêm trọng.
 
Nguyên tắc cơ bản đăng kí tên miền
Việc quảng bá để phát triển một thương hiệu lớn như hiện nay liên quan chặt chẽ tới khả năng đồng bộ nhãn hàng với một tên miền – domain. Bất kỳ một sự nhầm lẫn nào cũng có thể dẫn đến việc mất đi lượng truy cập và số lượng khách hàng tiềm năng vào tay của đối thủ cạnh tranh.
Nguyên tắc căn bản trong đăng ký tên miền – domain
Tên miền | domain chỉ bao gồm các ký tự trong bảng chữ cái (a-z), các số (0-9) và dấu trừ (-)
Tên miền | domain chỉ bao gồm các ký tự trong bảng chữ cái (a-z), các số (0-9) và dấu trừ (-)
Các khoảng trắng và các ký tự đặc biệt trong tên miền khác đều không hợp lệ.
Không thể bắt đầu bằng hoặc kết thúc tên miền | domain bằng dấu trừ (-).
Tên miền| domain càng ngắn càng tốt, dễ nhớ, không gây nhầm lẫn, khó viết sai
Tên miền | domain phải liên quan đến tên chủ thể hoặc lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.
Tên miền | domain chưa có chủ thể khác đăng ký, hoặc tên miền không có tranh chấp.
Chủ động nộp phí duy trì trước khi tên miền | domain hết thời hạn sử dụng, tự chịu trách nhiệm khi tên miền bị mất do hết hạn sử dụng mà không đóng phí
Ý nghĩa các đuôi tên miền
.com (Communication – Dành cho mọi đối tượng, cá nhân, doanh nghiệp)
.net (Network – Dành cho các nhà cung cấp dịch vụ web, net)
.org (Organization – Các tổ chức phi chính phủ hoặc phi lợi nhuận)
.edu (Education – Dành cho các tổ chức giáo dục đào tạo)
.info (Information – Website về lĩnh vực thông tin)
.name (Name – Sử dụng cho trang cá nhân, blog, website cá nhân)
.biz (Business – Dùng cho các trang thương mại)
.gov (Government – Dành cho các tổ chức chính phủ)
.ws (Website – Sử dụng cho các tổ chức thương mại hoặc cá nhân)
.us (US – Dành cho cá nhân hay công ty Mỹ)
Trên đây là bài viết chia sẻ cho các bạn một số thông tin về nguyên tắc đăng kí tên miền. Cảm ơn các bạn đã đọc.
Chúc các bạn thành công!